Nguyên nhân ống nước bị bục, nứt
Có rất nhiều lý do khiến ống nước bị bục, nứt, rò rỉ. Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê một vài trường hợp điển hình như sau
- Đường ống nước lâu năm, ống kẽm PVC bị mòn bục, bị rỉ nứt
- Nhà xây lún, nghiêng theo thời gian chèn ép vào những đường ống làm bằng sành sứ trong một thời gian dài
- Các thiết bị trong nhà tắm, nhà vệ sinh lắp đặt không cẩn thận gây nứt chân, nước sẽ ngấm theo chân ven xuống tường ảnh hưởng tới bề mặt ống
- Thợ lắp đặt ống nước ẩu thả, không gắn keo chắc chắn nên trong quá trình sử dụng bị bục, nứt
- Mối hàn nhiệt bị rò, nứt vì trong quá trình sử dụng có nước nóng làm sinh nhiệt cộng với tay nghề kém nên mối hàn không chắc chắn gây nứt, vỡ
Các bước sửa ống nước bục, nứt đúng kỹ thuật
Bước 1: Kiểm tra và xác định vị trí bị nứt, bị bục
Bước 2: Tiến hành sửa ống nước
Có thể xảy ra 2 trường hợp như sau:
- Khớp nối của đường ống nước bị rò rỉ
Dụng cụ chuẩn bị cho việc sửa chữa trường hợp này là cuộn băng keo lụa. Khi tiến hành nối các đường ống, bạn sử dụng keo lụa cuốn nhẹ nhàng quanh vòng xoắn của khớp nối. Sau đó vặn khớp nối còn lại để lắp chúng lại với nhau. Lưu ý khi đấu hai khớp có thể đầu ống nước hướng lên trên trời chứ không ở vị trí như ban đầu. Lúc đó hãy tháo rời hai đầu nối ra rồi cuốn thêm hoặc tháo bớt keo lụa (tùy thuộc vào tình trạng lúc đó của bạn) để đấu nối vị trí ổn định cho khóa nước của bạn.
- Các ống nước bị rò rỉ các vết nứt
Trong trường hợp này bạn có thể dùng băng keo đen hoặc dây cao su để cuốn quanh vết nứt tuy nhiên tốt nhất là hãy cắt bỏ đoạn bị đứt và thay thế một ống nước mới để nối.
Để thực hiện được phương pháp này cần xác định luồng ống chảy để lắp ống sao cho phù hợp. Nếu sai thì sẽ xảy ra tình trạng nước đánh vào phần vành hay phần rìa của bên ống nhỏ hơn và bị rò ở phần nối ra bên ngoài gây khó khắc phục về sau.
Bước 3: Một số trường hợp có thể xử lý nhanh tại chỗ
- Với các nơi khe hở là nhựa PVC (khe nứt ống nước, khe hở giữa ống nước, các vị trí nối,… thì bạn có thể dùng cách như sau:
Sử dụng băng dính đen loại dẻo để dán và cuốn chặt bên ngoài ống vài vòng, thế nhưng cách này chỉ dùng trong trường hợp ống bị nứt và bề mặt ống còn sạch mịn
Sử dụng keo dán chuyên dùng cho ống PVC để bôi một lớp keo vừa đủ bên ngoài, chú ý khi bôi thì bề mặt phải sạch và khô trong một thời gian nhất định để đảm bảo keo khô, kết nối chắc chắn trước khi trở lại hoạt động
Đối với những vị trí là khớp nối, bạn có thể dùng keo lụa để cuốn các đầu nối trước lúc lắp vào hay dùng len nhúng keo chống dột cuốn vào giữa các mối nối rồi vặn chặt chúng lại
- Với các vị trí cố định có khe hở thì dùng keo chống dột hoặc dùng keo dán tủ nhôm tủ kính để dán và bọc kín chỗ cần xử lý
Cuối cùng, trong trường hợp nơi cần giải quyết là bê tông, tường thì nếu bề mặt khô thoáng, bạn nên dùng keo chống thấm dung môi nước pha chung với xi măng để quét nhiều lần lên bề mặt. Còn nếu bề mặt dạng phẳng và không thể làm khô trong quá trình xử lý thì hãy dùng xi măng khô rải lên nó.
Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể hiểu thêm về cách sửa ống nước bị bục, nứt. Nếu nhà bà con xảy ra tình trạng trên, hãy gọi ngay tới Điện nước Huy Anh. Tại đây, chúng tôi có dịch vụ sửa ống nước tại nhà nhanh chóng gọn nhẹ. Đội ngũ nhân viên hàng đầu cùng các thiết bị hiện đại luôn sẵn sàng phục vụ quý bà con.
Liên hệ Sửa chữa điện nước tại quận Thanh Xuân 0965 816 828 để được giải đáp và tư vấn tận tình. Xin cảm ơn !
- Sửa điện nước quận Hà Đông
- Sửa điện nước quận Hoàn Kiếm
- Sửa điện nước quận Thanh Xuân
- Sửa điện nước quận Cầu Giấy
- Sửa điện nước quận Hai Bà Trưng
- Sửa điện nước quận Đống Đa
- Sửa điện nước quận Tây Hồ
- Sửa điện nước quận Hoàng Mai
- Sửa điện nước quận Ba Đình
- Sửa điện nước quận Từ Liêm
- Sửa điện nước quận Long Biên