• Home
  • Tin tức
  • Hướng dẫn cách nối dây chống tĩnh điện đúng kỹ thuật

Chống tĩnh điện để làm gì?

Trong thực tế hàng ngày có rất nhiều sự ma sát, va đập giữa các vật dụng. Nếu ma sát quá lớn sẽ sinh ra điện từ (điện tích âm dương) và bám vào các vật liệu không dẫn điện (hay còn gọi là tĩnh điện). Điện tích tại các vật này sẽ phóng điện vào nhau và trung hòa khi gặp vật mang điện tích trái dấu. Nếu trong trường hợp nguy hiểm, nằm tại các nơi dễ phát sinh cháy nổ thì việc phóng điện là rất nguy hiểm. Vì thế, chúng ta cần có biện pháp chống tĩnh điện.

Lưu ý phân biệt giữa tĩnh điện và chống tĩnh điện. Với tĩnh điện, hay cách điện, là việc sử dụng các vật dụng không dẫn điện, dòng điện không thể chạy qua do xung quanh nó có các vật liệu mang điện hoặc dẫn điện. Việc này sẽ giúp cho các bạn đảm bảo an toàn khi dùng điện. Còn chống tĩnh điện là sử dụng các vật liệu dẫn điện có điện trở cho phép (khoảng từ 10^4 đến 10^9 (Ohm) để tiêu tán các điện tích được sinh ra hoặc đưa chúng xuống hệ thống và nối đất nhằm bảo đảm an toàn.

Cách nối dây chống tĩnh điện

Phương pháp thường dùng nhất cho việc chống tĩnh điện là nối đất trực tiếp. Vậy làm thế nào để có thể nổi dây an toàn và đúng kỹ thuật nhất có thể? Câu trả lời ấy Điện nước Huy Anh xin được trình bày ngay sau đây:

Trên thực tế, dây chống tĩnh điện gồm có hai loại là cố định bằng cách siết chặt ốc và loại chỉ cần cắm vào là có thể cố định.

Với loại siết ốc: bạn chỉ cần dùng tua vít mở ốc rồi sau đó kẹp dây vào dụng cụ kim loại và siết chặt ốc lại.
Còn ở dạng cắm vào: Chú ý mở nắp lên khoảng 90 độ rồi cắm dây vào lỗ. Sau đó đóng nắp lại và dây sẽ được cố định. Trong trường hợp không thể mở nắp lên thì bạn hãy dùng tua vít đầu trừ để mở. Và đặc biệt, với cùng 1 ổ, bạn đều có thể cắm mấy dây chống tĩnh điện.

Các cách chống tĩnh điện khác

Dựa vào mục đích khác nhau cũng như các chất liệu của thiết bị khác nhau, người ta sẽ có cách chống tĩnh điện khác nhau. Ngoài cách thường thấy như chống tĩnh điện theo kiểu nối đất, ta còn một số phương pháp khác dưới đây:

Trong trường hợp chất liệu không dẫn tĩnh điện như vật liệu tự nhiên, hỗn hợp thì chỉ có thể dùng ionizer. Phương pháp này là tạo ra các ion trung hòa ở những vùng bị tĩnh điện. Sự ion hóa là cách duy nhất loại bỏ tĩnh điện ở những vật liệu cách điện.

Trong trường hợp chống tĩnh điện cho một hệ thống máy in, người ta sẽ gắn những thanh khử tĩnh điện lên một số vị trí để nó trung hoà các ion tạo ra từ giấy trong quá trình cọ xát, xả cuộn, sấy khô...

Còn để chống tĩnh điện trong quá trình sơn, người ta sử dụng quạt ion hoặc thanh khử tĩnh điện gắn ở vị trí gần nơi phun sơn để những thiết bị này khử ion trong các hạt sơn. Nếu không làm vậy, các hạt sơn sẽ bám rất lỏng ở bề mặt hạt cần sơn, tạo nên lớp sơn kém thẩm mỹ.

Trên đây là bài viết tổng hợp một số kiến thức cơ bản về chống tĩnh điện và kỹ thuật nối dây đúng cách, mong rằng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về vấn đề này. Mọi chi tiết xin liên hệ tới số máy 0965 816 828 để được tư vấn và giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn !

Scroll to Top
0915.066.567
0965.816.828